Tổ chức QS hồi giữa tháng 3 công bố bảng xếp hạng đại học thế giới theo 5 lĩnh vực, với tổng cộng 55 ngành đào tạo.
Với ngành Khoa học máy tính, 25 đại học Mỹ góp mặt trong top 100. Trong đó, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) dẫn đầu thế giới lần thứ hai liên tiếp. Ở vị trí thứ hai là Đại học Stanford, thứ ba là Đại học Carnegie Mellon. Đại học Harvard xếp hạng 7, còn California ở Berkeley xếp hạng 8 toàn cầu. Hầu hết không biến động nhiều so với năm ngoái.
Có bước nhảy vọt là Đại học California, San Diego (UCSD) xếp thứ 37, tăng 14 hạng. Đại học New York và Yale lần lượt tăng 6 và 7 bậc, vào top 17 và 26 thế giới.
Học phí các trường trong khoảng 33.100 - 73.200 USD mỗi năm (846 triệu - 1,87 tỷ đồng), cao nhất là Đại học Southern California, thấp nhất là Đại học Purdue. Mức học phí phổ biến là trên 60.000 USD.
TT
Đại học
Xếp hạng thế giới 2025
Xếp hạng thế giới 2024
Học phí 2025 (USD/năm)
1
Viện Công nghệ Massachusetts
1
1
61.990
2
Đại học Stanford
2
2
65.127
3
Đại học Carnegie Mellon
3
2
67.020
4
Đại học Harvard
7
7
56.550
5
Đại học California, Berkeley
8
5
54.835
6
Đại học Princeton
13
14
65.210
7
Đại học California, Los Angeles
16
19
46.503
8
Đại học New York
17
23
62.796
9
Đại học Cornell
18
17
68.380
10
Đại học Washington
19
18
64.500
11
Đại học Yale
26
33
67.250
12
Đại học Columbia
27
23
71.170
13
Đại học Illinois, Urbana-Champaign
34
25
46.498
14
Đại học California, San Diego
37
51
53.874
15
Viện Công nghệ Georgia
40
28
34.824
16
Đại học Michigan-Ann Arbor
41
41
60.946
17
Đại học Pennsylvania
41
38
60.920
18
Đại học Texas, Austin
41
30
48.712
19
Đại học Southern California
49
56
73.260
20
Đại học Chicago
50
56
67.446
21
Viện Công nghệ California
52
41
63.402
22
Đại học John Hopkins
66
67
64.730
23
Đại học Duke
72
83
66.326
24
Đại học Purdue
73
69
33.154
25
Đại học Maryland, College Park
74
49
40.306
QS là một trong ba tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới, bên cạnh THE (Times Higher Education) và ARWU (Shanghai Ranking).
Bảng xếp hạng theo lĩnh vực của QS năm nay dựa vào dữ liệu khoảng 1.700 trường ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 5 tiêu chí, danh tiếng học thuật chiếm trọng số lớn nhất, khoảng 40-50%. Còn lại là uy tín của trường với nhà tuyển dụng; số trung bình trích dẫn trên một bài báo; chỉ số H-index đo năng suất nghiên cứu khoa học và mức độ ảnh hưởng của các công bố; chỉ số IRN đo hiệu quả hợp tác quốc tế.
Khuôn viên Đại học Carnegie Mellon, Mỹ. Ảnh: Carnegie Mellon Fanpage
Doãn Hùng